Cách xử lý khi bị mất hợp đồng mua bán nhà chung cư

Trong việc mua bán chung cư, hợp đồng mua bán là căn cứ mang tính pháp lý để chứng minh việc chuyển quyền sở hữu đối với chung cư. Vậy khi bị mất hợp đồng mua bán nhà ở chung cư phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh mất bao nhiêu tiền?

1. Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở chung cư

* Về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư:


Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định, trừ trường hợp mua bán nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và mua bán nhà ở xã hội và nhà ở phục vụ cho mục đích tái định cư thì việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên (theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 121, khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư chính là thời điểm mà hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Giá và phương thức thanh toán do các bên tham gia thoả thuận và đảm bảo phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền. Về địa điểm giao tài sản có thể là tại chính nhà ở chung cư hoặc theo thoả thuận khác.

* Về nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 và Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng mua bán nhà ở chung cư sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

- Họ tên và địa chỉ của các cá nhân/tổ chức tham gia giao dịch.

- Mô tả cụ thể đặc điểm của nhà ở chung cư được mua bán, đặc điểm của thửa đất gắn với nhà ở chung cư đó.

Đồng thời, phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung, phần diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng, diện tích sàn của chung cư, mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung theo đúng mục đích thiết kế được phê duyệt.

- Giá mua bán nhà ở chung cư, trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán thi các bên phải tuân thủ.

- Thời hạn, phương thức thanh toán nhà ở chung cư.

- Thời gian bàn giao nhà ở chung cư, thời gian bảo hành nếu là mua nhà ở chung cư được đầu tư, xây dựng mới.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua bán.

- Cam kết của các bên và các thỏa thuận khác.

- Thời điểm hợp đồng mua bán nhà ở chung cư có hiệu lực.

- Ngày tháng năm ký kết hợp đồng và chữ ký, họ tên của các bên tham gia giao dịch, trường hợp là tổ chức thì hợp đồng phải được đóng dấu, ghi rõ chức vụ của người ký hợp đồng.


Lưu ý:

- Về quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà ở chung cư cần phải thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà ở chung cư (nếu có).

Đồng thời phải bảo quản nhà ở trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua; giao nhà ở chung cư đúng thời hạn theo quy định tại hợp đồng và thực hiện thủ tục mua bán nhà ở chung cư theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, cần nêu rõ việc yêu cầu bên mua phải nhận bàn giao đúng thời hạn, thanh toán đúng thời gian các bên thỏa thuận.

- Về quyền và nghĩa cụ của bên mua nhà ở chung cư: Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo thỏa thuận. Được nhận nhà ở chung cư theo đúng tình trạng được nêu trong hợp đồng. Trường hợp chậm trễ bàn giao thì bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng đặt cọc tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng ở đâu giá rẻ nhất

* Về hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà ở chung cư:

Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Giấy tờ về nhân thân như: CCCD/CMND/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy xác nhận thông tin cư trú.

Ngoài ra, nếu là vợ chồng thì bổ sung giấy chứng nhận kết hôn, nếu độc thân thì bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trường hợp ly hôn thì bổ sung quyết định/bản án của Toà án về việc ly hôn,...

- Bản dự thảo hợp đồng mua bán nhà ở chung cư.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở chung cư hoặc giấy tờ có giá trị thay thế theo quy định pháp luật đối với trường hợp pháp luật có quy định phải có giấy chứng nhận.

- Các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng (nếu có).


2. Bị mất hợp đồng mua bán nhà chung cư phải làm gì?

Trong giao dịch mua bán chung cư thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu chung cư và hợp đồng mua bán nhà ở chung cư là rất quan trọng và cần thiết. Hợp đồng mua bán chung cư là căn cứ pháp lý để chứng minh việc chuyển quyền sở hữu đối với chung cư, đồng thời cũng là cơ sở để người sở hữu chung cư được cấp Giấy chứng nhận.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, đối với giao dịch mua bán nhà ở chung cư thì phải tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán, trừ trường hợp mua bán nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và mua bán nhà ở xã hội và nhà ở phục vụ cho mục đích tái định cư.

Do đó, để hợp đồng mua bán nhà ở chung cư có hiệu lực thì các bên phải công chứng hợp đồng mua bán theo quy định.

Khi bị mất hợp đồng mua bán nhà ở chung cư thì có thể đến tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng hợp đồng mua bán chung cư trước đó để xin bản sao được nơi hành nghề công chứng lưu giữ (bởi khi công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đều sẽ có 01 bản lưu).

Sau đó, bạn có thể làm thủ tục sang tên quyền sở hữu nhà ở trên Giấy chứng nhận để hoàn tất giao dịch mua bán chung cư và được Nhà nước công nhận quyền sở hữu của mình.

>>> Xem thêm: Những cách cực hay kiểm tra sổ đỏ giả trước khi mua bán nhà đất

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách xử lý khi bị mất hợp đồng mua bán nhà chung cư. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội


Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 
Top